Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Hà Tuấn Kiệt
Lợi ích thiết thực từ tư vấn học đường.

1.Vài nét chung về tư vấn học đường

Tư vấn học đường đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, những quốc gia có nền dân trí cao và sự phát triển vượt bậc của ngành giáo dục trong đó thành tựu lớn nhất phải kể đến là việc áp dụng thành công tư vấn học đường.
Ở Việt Nam, tại trường học, ở tất cả các cấp học từ mầm non đến phổ thông, những vấn đề tâm lý ở học sinh ngày càng gia tăng: bạo lực học đường, tự tử, trấn lột, cướp của, giết người..., đặc biệt là tình trạng học sinh trầm cảm, tăng động giảm chú ý, sa sút, khó khăn về nhận thức và học tập. Thế nhưng gần như 100% trường phổ thông hiện nay không cung cấp dịch vụ tâm lý học đường tại chỗ. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang phát triển lệch, chỉ lo dạy chữ, dạy kiến thức. Các nhà trường đều có phần xa rời khoa học phát triển con người, không mấy trường học vận dụng khoa học tâm lý giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó, việc các trường phổ thông không mấy chú ý tới tâm lý học đường dường như là điều tất yếu.

2. Tư vấn học đường gồm 03 phần chính
- Tư vấn hướng nghiệp
- Tư vấn tâm lý
- Tư vấn học đường (căn bản)

3. Đối tượng học chương trình này
- Giáo viên các cấp, Phụ huynh
- Nhân viên văn phòng,
-  Học sinh
- Cán bộ công chức, viên chức
- Các cá nhân đam mê công tác giáo dục và công tác cộng đồng

4. Những tình huống sau đây minh chứng cho tư vấn học đường sẽ mang lại giá trị cao nhất

4.1. Đối với giáo viên
- Là một giáo viên thì làm thế nào để cho học sinh hiểu và thấu cảm là Thầy cô giáo luôn quan tâm các em, không phân biệt đối xử,….
- Làm sao để lớp học đoàn kết, chăm học, tỷ lệ học sinh giỏi cao, đổ tốt nghiệp cao, học sinh không bỏ học,…?
- Làm sao định hướng cho các em xu thế nghề nghiệp và biết được năng lực vượt trội để hướng cho các em học những ngành, nghề đúng khả năng, đam mê và phù hợp với kinh tế gia đình?
- Khi trong lớp học có nhiều học sinh trẻ tuổi yêu thương nhau quá sớm, nghiện game bỏ học, ham chơi, bị văn hóa đồi trụy chi phối,….thì làm thế nào?
- Khi học sinh có biểu hiện những trạng thái chán nản, trầm cảm, chi phối tâm lý,… thì giáo viên phải làm gì để giúp học sinh vượt qua?
- Học sinh giai đoạn chuyển giao của các cấp học có nhiều biến chuyển về mặt tâm lý, sinh hoạt và thể chất thay đổi dẫn đến tính tình, khả năng, lối sống đạo đức,….sẽ thay đổi. Nếu học sinh thay đổi theo hướng tiêu cực thì giáo viên phải làm gì để cân bằng cho các em?
- Có thể tham vấn cho trường về tư vấn hướng nghiệp hay tư vấn học đường nếu là cán bộ chuyên trách.

4.2. Đối với phụ huynh

- Khi phát hiện con lười học, thành tích không tốt, nhận thấy đạo đức có dấu hiệu sa sút,… thì bậc làm cha mẹ phải chia sẻ và giúp đỡ con như thế nào để con em chúng ta không đi sai đường, không bị ảnh hưởng đến nhân cách, thành tích học tập, tương lai,…
- Khi phát hiện con yêu một thầy giáo dạy bộ môn và luôn suy tư mơ mộng ảnh hưởng đến thành tích học tập?
- Khi phát hiện con gái của mình bị Cha dượng xâm hại và tinh thần con bị suy sụp thì bậc làm Mẹ sẽ làm gì để cân bằng lại tinh thần cho con mình?
- Khi phát hiện con mình có dấu hiệu yêu đương quá sớm ảnh hưởng đến việc học tập, thường xuyên có bạn trai đến nhà chơi thì bậc phụ huynh sẽ xử lý trường hợp này thế nào?
- Khi biết con mình học giỏi và luôn đeo đuổi ước mơ lớn, nhưng kinh tế gia đình khó khăn không thể giúp con như nguyện vọng thì làm thế nào để con mình hiểu được và mình là người định hướng nghề nghiệp cho con phù hợp với kinh tế, đúng với khả năng và đúng với xu thế phát triển của xã hội
- Khi trong nhà có 3 người con, tâm lý các con em luôn có suy nghĩ cha mẹ thương anh, chị hơn mình và ngược lại dẫn đến tình cảm gia đình luôn bị phân cách. Vậy làm thế nào để thay đổi suy nghĩ con chúng ta và bản thân chúng ta luôn thương các con như nhau.

4.3. Đối với cá nhân

- Khi chưa tốt nghiệp chương trình này, cá nhân không đủ điều kiện để hợp tác với các trường về công tác tư vấn tuyển sinh, nên chương trình này sẽ giúp chúng ta làm được việc này.
- Làm thế nào để bản thân mình có thể nắm bắt tâm lý của người khác và đồng cảm với họ nhanh nhất để đi đến kết quả đàm phán tốt nhất
- Làm thể nào để bản thân mình có thể hiểu và tự chủ được nghề nghiệp, tâm lý vững vàng để giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình.
- Làm thế nào để mọi người xung quanh mình luôn xem mình luôn quan tâm mình, luôn xem mình là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

4.4. Đối với học sinh

- Hiểu hơn về định hướng tương lai của mình, hòa đồng với bạn bè, lễ phép với người lớn và các thầy cô giáo, hiểu và thương yêu cha mẹ,… phấn đấu hết mình vì tương lai của chính mình và vinh dự cho những người thân,…
- Làm sao để có được tâm lý vững vàng để khi ra trường sẽ có khởi đầu khởi nghiệp tốt nhất

4.5. Đối với cán bộ quản lý
- Dung hòa tổ chức tốt hơn, giúp mọi người đoàn kết hơn
- Giúp mọi người có tinh thần làm việc vì tổ chức, vì lợi ích của tập thể,..
- Là gương sáng đạo đức vững vàng cho tập thể phát huy và tạo ra giá trị kế thừa

5. Lợi ích khác

- Người tốt nghiệp chương trình này có thể mở ra được văn phòng hướng nghiệp, tư vấn – tuyển sinh, tư vấn tâm lý, tư vấn học đường hoặc tham vấn học đường cho lãnh đạo nhà trường,….
- Người tốt nghiệp chương trình này có thể hành nghề tư vấn độc lập và làm việc tại Viện EBM, đây cũng được xem như là một nghề mới và giá trị của nó có thể tạo ra thu nhập cho bản thân
- Người tốt nghiệp chương trình này có thể trở thành những chuyên gia tâm lý trong tương lai, những giảng viên hướng nghiệp để phục vụ cho cộng đồng,…
- Còn rất nhiều lợi ích vô cùng quý giá khác mà chương trình này mang lại, chương trình được biên soạn và giảng dạy bởi Viện trưởng EBM – TS. Lê Hồng Minh và PGS.TS Lê Sơn Ủy viên BCH TW Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam và các chuyên gia khác có nhiều kinh nghiệp lĩnh hội kiến thức sâu rộng của tư vấn học đường từ các nước phát triển, vì vậy người học chương trình này sẽ gặt hái được những kiến thức quý báu và sẽ áp dụng thành công trong công việc cũng như đời sống.

“Nhận thức thay đổi là tính tình thay đổi

Tính tình thay đổi là thái độ thay đổi

Thái độ thay đổi thì kết quả thay đổi”