Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
TruongTHPTNguyenDuDx
Bộ Giáo dục dự kiến bỏ định mức tối đa giáo viên/lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ định mức tối đa tỷ lệ giáo viên/lớp để địa phương có cơ sở tuyển dụng phù hợp với nhu cầu.

Theo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đại biểu Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 hôm 30/9, Bộ cho biết sẽ xây dựng thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 06/2015 theo hướng không quy định tối đa định mức giáo viên/lớp, nhóm trẻ nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương. Các địa phương sẽ có cơ sở tuyển dụng, hợp đồng giáo viên phù hợp với nhu cầu.

Theo quy định hiện hành, lớp mẫu giáo học một buổi một ngày được bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp; tỷ lệ này với lớp mẫu giáo học hai buổi một ngày là 2,2; với nhóm trẻ là 2,5.

Ở bậc phổ thông, Bộ sẽ quy định lại tỷ lệ giáo viên/học sinh theo các vùng miền.

Hiện nay, Bộ quy định định mức giáo viên theo lớp, áp dụng chung trong toàn quốc. Cụ thể, ở cấp tiểu học, trường dạy một buổi trong ngày được tối đa 1,2 giáo viên/lớp; trường dạy hai buổi, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường dành cho người khuyết tật được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp. Ở cấp THCS, THPT, định mức giáo viên/lớp là 1,9 - 2,2 và 2,25 - 3,1 tùy theo loại hình trường học.

Giờ học vẽ tại một trường mầm non ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Giờ học vẽ tại một trường mầm non ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Quy định tỷ lệ tối đa giáo viên/lớp không giải quyết được bài toán số học sinh ngày một tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 10 năm 2012-2022, tổng số học sinh cả nước tăng 4 triệu, từ 17,8 lên 21,8 triệu, tương đương 22,51%. Trong khi đó, số giáo viên tăng 8,7%. Nếu tính riêng bậc phổ thông, học sinh tăng hơn 21% còn giáo viên giảm 4,05% (từ 847.500 xuống 813.200). Điều này khiến tỷ lệ học sinh/giáo viên tăng.

Học sinh Số học sinh trên một giáo viênNguồn: Tổng cục Thống kê Tiểu học THCS THPT20122013201420152016201720182019202020211517.52022.525VnExpress

Đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non các tỉnh vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở từng cấp học.

Đầu tháng 8, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cả nước giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 là 27.850. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và ưu tiên tuyển giáo viên mầm non cho các trường ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.